Sự trỗi dậy của cà phê thủ công – Craft Coffee
Craft Coffee, một thuật ngữ khá mới trong ngành cà phê, đề cập đến việc theo đuổi khả năng tạo ra một tách cà phê chất lượng cao, đồng thời nâng cà phê nói chung và trải nghiệm cà phê nói riêng trở thành một ngành nghề thủ công đòi hỏi yếu tố kỹ thuật, nghệ thuật và học thuật, như cách mà chúng ta nói về bia thủ công hoặc rượu vang thủ công. Thông qua Craft Coffee của Jessica Easto, bài viết này mang đến một phương diện tiếp cận khác đối với xu thế của ngành cà phê, thay vì trừu tương hóa thành làn sóng thứ ba, ta sẽ nói về Craft Coffee như một lẽ đơn giản và dễ tiếp cận hơn.
Cà phê đặc sản và cà phê thủ công
Các chuyên gia trong ngành và các tổ chức thương mại sử dụng thuật ngữ Specialty Coffee – cà phê đặc sản để phân biệt cà phê đáp ứng tiêu chuẩn cao của họ với phần lớn cà phê được tìm thấy trong thương mại hàng hóa. Tương tự như vậy, họ sử dụng thuật ngữ làn sóng thứ ba để phân biệt thế hệ cà phê mới nhất, với sự nhấn mạnh hai trụ cột thủ công và đạo đức trong chiếc ô bao trùm của cà phê đặc sản. Nói cách khác, cà phê từ làn sóng thứ hai và thứ ba đều là cà phê đặc sản; hệ tư tưởng của họ chỉ có một chút khác nhau.
Trước tiên bạn phải hiểu cà phê đặc sản – Specialty Coffee tách biệt như thế nào với phần còn lại của cà phê trên thế giới và sau đó, trên ốc đảo của cà phê đặc sản, bạn sẽ tìm thấy một đỉnh núi, nơi tập hợp nhỏ hơn của một phong trào – tạm gọi là làn sóng thứ ba – Third Wave Coffee, nhưng hôm nay, theo ngôn ngữ của bài viết này – nó là The Craft Coffee
Liệu ta đã đúng khi nói về làn sóng thứ ba?
Đối với nhiều người yêu cà phê thuật ngữ “làn sóng thứ ba” rất khó nắm bắt, và không bao quát được các đặc điểm mấu chốt của phong trào, theo các cá nhân hoặc tổ chức khác nhau, làn sóng thứ ba thường được diễn đạt khác nhau. Mặt khác, các phương tiện truyền thông đã biến thuật ngữ này thành một mánh khóe, sử dụng nó để hàm ý rằng một loạt các thị dân sẵn sàng móc hầu bao cho việc uống loại cà phê ưa thích, cầu kỳ, giá cao và cố gắng biến một thứ đơn giản thành một thứ gì đó không thể hiểu được… Nhưng làm cho cà phê phức tạp hơn một chút có thể là một điều tốt! – ngay sau đây.

Các chuyên gia trong ngành và các tổ chức thương mại sử dụng thuật ngữ Specialty Coffee – cà phê đặc sản để phân biệt cà phê đáp ứng tiêu chuẩn cao của họ với phần lớn cà phê được tìm thấy trong thương mại hàng hóa. Tương tự như vậy, họ sử dụng thuật ngữ làn sóng thứ ba để phân biệt thế hệ cà phê mới nhất, với sự nhấn mạnh hai trụ cột thủ công và đạo đức trong chiếc ô bao trùm của cà phê đặc sản. Nói cách khác, cà phê từ làn sóng thứ hai và thứ ba đều là cà phê đặc sản; hệ tư tưởng của họ chỉ có một chút khác nhau.
Trước tiên bạn phải hiểu cà phê đặc sản – Specialty Coffee tách biệt như thế nào với phần còn lại của cà phê trên thế giới và sau đó, trên ốc đảo của cà phê đặc sản, bạn sẽ tìm thấy một đỉnh núi, nơi tập hợp nhỏ hơn của một phong trào – tạm gọi là làn sóng thứ ba – Third Wave Coffee, nhưng hôm nay, theo ngôn ngữ của bài viết này – nó là The Craft Coffee
Liệu ta đã đúng khi nói về làn sóng thứ ba?
Đối với nhiều người yêu cà phê thuật ngữ “làn sóng thứ ba” rất khó nắm bắt, và không bao quát được các đặc điểm mấu chốt của phong trào, theo các cá nhân hoặc tổ chức khác nhau, làn sóng thứ ba thường được diễn đạt khác nhau. Mặt khác, các phương tiện truyền thông đã biến thuật ngữ này thành một mánh khóe, sử dụng nó để hàm ý rằng một loạt các thị dân sẵn sàng móc hầu bao cho việc uống loại cà phê ưa thích, cầu kỳ, giá cao và cố gắng biến một thứ đơn giản thành một thứ gì đó không thể hiểu được… Nhưng làm cho cà phê phức tạp hơn một chút có thể là một điều tốt! – ngay sau đây.